Sàn xổ số miền Bắc

Back To Top

foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Thông báo

thm sv1

TỔ CHỨC THĂM VÀ KIỂM TRA, NẮM BẮT TÌNH HÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN

Ngày 28/3/2024, các giảng viên trong Tổ tiếng Trung thuộc Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Hà Tĩnh đã đến gặp gỡ và nắm bắt tình hình thực tập của các em sinh viên năm cuối Khoa tiếng Trung đang thực tập tại các Doanh nghiệp thuộc Hiệp hội thương gia Đài Loan…
shd1
55

Liên chi đoàn App xổ số miền Bắc tổ chức sinh hoạt chủ điểm Tháng Thanh niên

Sáng ngày 26/3/2024, nhân kỷ niệm 93 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Liên…
IMG 3207
82

Sinh viên ngành ngôn ngữ Trung thi đua học tập chào mừng ngày 26/3

Hòa chung trong không khí sôi nổi chào mừng 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…
🏆
100

Sinh viên App xổ số miền Bắc tham gia Hội thao Sinh viên năm 2024

Thực hiện Kế hoạch Tháng Thanh niên năm 2024; Hướng tới Chào mừng Kỷ niệm 17 năm Ngày thành…
149

Đề tài NCKH của Giảng viên Khoa Ngoại ngữ nghiệm thu cấp cơ sở đạt loại xuất sắc

Sáng ngày 06/03/2024, Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đã họp và nghiệm thu đề tài cấp…
4d3f991bb1c41b9a42d5
219

Cơ hội cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh đi thực tập tại Đài Loan

Thực hiện chương trình hợp tác đào tạo giữa Trường Đại học Hà Tĩnh và Văn phòng học bổng…

Ngày nay, tiếng Anh được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Chính vì vậy, dạy tiếng Anh trong thời kỳ toàn cầu hóa không chỉ đơn thuần dạy về kiến thức ngôn ngữ như từ vựng, cấu trúc câu và ngữ pháp hay các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà phải hướng tới rèn luyện năng lực giao tiếp hiệu quả, đặc biệt là khả năng giao tiếp ở những nền văn hóa khác nhau. Hay nói cách khác, lồng ghép văn hóa của ngôn ngữ đích vào quá trình dạy và học ngoại ngữ trở nên vô cùng quan trọng.Việc hiểu biết những yếu tố văn hóa này giúp người giao tiếp cũng như người dạy và người học tiếp thu được ngoại ngữ một cách có hiệu quả bởi nghĩa của một từ, nội dung lời thoại của bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có thể thay đổi theo ngữ cảnh. Sự cảm nhận ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở chỗ biết nghĩa, biết nội dung chứa đựng trong các từ ngữ mà quan trọng hơn là nắm được ý nghĩa sâu xa của những nội dung thông tin ấy. Một người dù có nắm vững ngữ pháp và có vốn từ phong phú đến đâu nhưng nếu thiếu hiểu biết về văn hóa bản ngữ thì khi giao tiếp họ chỉ dừng lại ở mức độ là biết cách diễn đạt ý nghĩ của mình một cách vụng về bằng ngôn ngữ của họ và bằng việc áp đặt văn hóa Việt vào trong tiếng Anh mà thôi. Hay nói cách khác chỉ có năng lực ngôn ngữ thôi thì chưa đủ cho người học ngoại ngữ thành thạo ngôn ngữ đó.

Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Jiang (2000) đã khẳng định: “Ngôn ngữ và văn hóa không thể tách rời nhau”. Hơn nữa, theo thời gian, ngày càng nhiều giáo viên nhận thấy rằng khi bài học có sự lồng ghép các yếu tố văn hóa, giao văn hóa thì sinh viên sẽ tiếp thu và cải thiện tốt hơn về khả năng giao tiếp. Kramsch (1993:1) đã nhấn mạnh trong nghiên cứu của mình rằng:“Culture in language learning is not an expendable fifth skill, tacked on, so to speak, to the teaching of speaking, listening, reading, and writing. It is always in the background, right from day one, ready to unsettle the good language learners when they expect it least, making evident the limitations of their hard-won communicative competence,challenging their ability to make sense of the world around them”.Điều này có nghĩa là: “Văn hóa không phải là một kỹ năng thứ 5 trong giảng dạy ngôn ngữ, gắn liền với nghe, nói, đọc, viết. Đó là nền tảng để chỉ ra sự giới hạn trong năng lực giao tiếp, thách thức khả năng của người học và chỉ ra cho họ thấy ý nghĩa của thế giới”.

Quá trình giao tiếp bao gồm hai yếu tố: truyền thông tin và phân tích thông tin. Để truyền thông tin, con người sử dụng ngôn ngữ với nhiều ký hiệu khác nhau có thể bằng lời (verbal) hoặc không dùng lời (nonverbal) Tuy nhiên, để phân tích thông tin, ta cần giải mã các ký hiệu đó để đạt mục đích cuối cùng là hiểu thông tin theo đúng nghĩa nó được truyền đi. Cả hai quá trình này đều liên quan đến văn hóa. Khi người nghe không hiểu văn hóa của người nói thì người nghe sẽ giải mã thông tin theo văn hóa của chính anh ta. Nếu nội dung thông tin ở hai nền khác văn hóa được hiểu khác nhau, quá trình giao tiếp coi như thất bại.

Ví dụ khi một người đàn ông Mỹ muốn khen một cô gái đẹp, anh ta có thể nói: “You are so sexy!” Tuy nhiên, trong văn hóa Việt Nam, nếu ai đó nói với một cô gái rằng: “Em rất gợi cảm!” thì anh ta bị cho là khiếm nhã vì văn hóa truyền thống Á Đông luôn coi trọng sự kín đáo, thanh cao của người phụ nữ.

Vấn đề còn có thể nghiêm trọng hơn nếu do thiếu hiểu biết về văn hóa còn có thể gây “xung đột văn hóa” hay “sốc văn hóa” (cultural shock). Phần lớn người học thường áp đặt văn hóa mẹ đẻ trong việc học ngoại ngữ của mình. Chẳng hạn trong quá trình giảng dạy, sinh viên thường đặt ra các câu hỏi làm quen như: “Are you married?”, “How old are you?”, “How many children do you have?” “How much do you earn?”… Những câu hỏi tưởng chừng muốn thể hiện sự quan tâm trong văn hóa Việt vô hình chung lại là sự tò mò không nên dùng trong văn hóa Anh

Trong giao tiếp phi ngôn, cách bắt tay cũng thể hiện những nét văn hóa khác biệt. Ở Mỹ, người ta thường siết và lắc tay đối phương để tỏ sự tự tin. Người Anh hay lắc tay từ ba đến năm lần; ở Đức hay Pháp, bóp nhẹ và lắc tay từ một đến hai lần là đủ. Người châu Á bắt tay nhẹ và từ tốn. Còn người Mỹ La-tin thường bắt tay nhẹ và giữ lâu bởi vì rút tay về quá sớm có thể bị xem là cử chỉ coi thường đối phương.Cử chỉ bắt tay không phổ biến ở một số nước, chẳng hạn như Nhật và Hàn Quốc, thay vì bắt tay, họ sẽ nghiêng mình cúi đầu chào nhau. Người Ấn Độ chào nhau bằng cách chắp hai tay vào nhau như cầu nguyện. Người Ả Rập và một số nước Hồi giáo thì dùng lòng bàn tay phải đặt lên tim rồi đưa ra ngoài.

Những ví dụ nêu trên chỉ là một minh chứng chứng tỏ cho sự khác nhau giữa các yếu tố văn hóa và giao thoa văn hóa.Thông thường người dạy chỉ nhắc đến những vấn đề liên quan đến văn hóa khi chúng xuất hiện trong bài học mà không đi sâu khai thác các khía cạnh văn hóa một cách có hệ thống. Vậy để giúp người học thành công trong giao tiếp và tránh những cú “sốc” do khác biệt về văn hóa, người dạy cần xác định lại mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ và văn hóa và nhận thức rõ về sự cần thiết phải đưa văn hóa của ngôn ngữ đích vào quá trình dạy - học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.

Tóm lại văn hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh. Trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, các giảng viên dạy ngoại ngữ cần phải tìm ra phương pháp và nội dung lồng ghép các yếu tố văn hóa và giao thoa văn hóa phù hợp, bởi lẽ đó vừa là yếu tố kích thích sự hứng khởi trong quá trình học ngoại ngữ vừa là tạo cơ hội cho sinh viên hiểu biết về văn hóa các nước trên thế giới  

Tài liệu tham khảo

Brown, H.D (2007). Principles of language learning and teaching. New York, Pearson Education. 

//www.brighthubeducation.com/language-learning-tips/43902-greeting-cultural-differences-in-body-language/

Gallois, C., Callan, V.J (1997).  Communication and Culture: A Guide for Practice. London, England: Willey

App xổ số miền Bắc

 Phan Thị Cát Tường: “Khoa Ngoại ngữ là nơi nuôi dưỡng niềm tin của em đối với nghề sư phạm”

Phan Thị Cát Tường: “Khoa Ngoại ngữ là nơi nuôi dưỡng niềm tin của em đối với nghề sư phạm”

Phan Thị Cát Tường – Giảng viên Khoa Ngoại ngữ,...
Gặp mặt trao thưởng sinh viên giành giải cao tại “Cuộc thi hùng biện Tiếng Trung” khu vực miền Trung lần thứ 2

Gặp mặt trao thưởng sinh viên giành giải cao tại “Cuộc thi hùng biện Tiếng Trung” khu vực miền Trung lần thứ 2

Vừa qua,Trường Đại học Hà Tĩnh đã tổ chức buổi...
Sinh viên Trần Sang – Ngọn đuốc cháy hết mình

Sinh viên Trần Sang – Ngọn đuốc cháy hết mình

Ai gặp Trần Sang lần đầu cũng đều nhận thấy...

Copyright © 2024 Sàn xổ số miền Bắc . Rights Reserved.